Loading...
Loading...
Tìm hiểu về hệ thống đánh giá công trình xanh Leed
Loading...

Danh mục tin tức

Loading...

tin tức hot

Tìm hiểu về hệ thống đánh giá công trình xanh Leed

Leed là tiêu chuẩn công trình xanh như thế nào

Leed (Leadership in Energy and Environmental Design) - Tạm dịch: Định hướng Thiết kế về Năng lượng và Môi trường) là hệ thống tiêu chuẩn thiết kế quốc tế đáp ứng các tiêu chuẩn hàng đầu về môi trường và năng lượng. Tiêu chuẩn được công nhận, đánh giá và chứng nhận bởi Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council). 

Leed là một hệ thống đánh giá toàn diện, phù hợp các dự án hướng đến nhận diện thương hiệu quốc tế nên các tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu thích hợp với các nước phát triển. Tiêu chuẩn này dễ dàng áp dụng cho tất cả các loại công trình từ công trình thương mại cho đến dân cư. 

Để được chứng nhận Leed, các công trình phải đáp ứng tất cả các điều kiện bắt buộc và đạt được số điểm theo từng hạng mục. Tiêu chuẩn LEED có các thang điểm để đánh giá độ bền vững, thân thiện với môi trường. Cấp độ chứng nhận LEED thường được phân theo bốn cấp độ như sau: 

Chứng nhận - Certified: 40–49 điểm.

Chứng nhận bạc – Silver: 50–59 điểm.

Chứng nhận vàng – Gold: 60–79 điểm.

Chứng nhận bạch kim – Platinum: 80 điểm trở lên.


 

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống đánh giá công trình xanh Leed

Một công trình đạt được chứng nhận Leed phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hiệu quả năng lượng, nước,  giảm thiểu CO2 và bảo tồn tài nguyên. 

Leed cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của Leed

Những tòa nhà thân thiện với môi trường, đạt chuẩn quốc tế là một cách làm vô cùng tốt để quảng bá dự án, nâng cao hình ảnh và vị thế của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đến đối tác, khách hàng và công chúng.

Nhược điểm Leed

Để đáp ứng các yêu cầu và quy định để đạt chứng nhận Leed đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí từ quá trình thiết kế, thi công và bảo trì công trình. Điều này có thể khiến giá thuê công trình đạt chuẩn Leed thường cao hơn so với mặt bằng chung trên thị trường.

Hiện tại, Leed có các quy định không phù hợp với đặc thù tại Việt Nam. Đây là lý do nhiều chủ đầu tư cố gắng để dự án đạt cả hai quy chuẩn về Leed và Lotus.

Trên đây là những chia sẻ thông tin cần thiết về hệ thống đánh giá công trình xanh Leed. Tuy hiện có nhiều điểm bất cập, xong với những lợi ích mang lại, Leed vẫn là hệ thống đánh giá công trình xanh phổ biến trên thế giới.

—----------------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGUYÊN PHÁT

Văn Phòng Đại Diện: F32-280 Lương Định Của, An Phú, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

☎ Hotline: 0983793889/ 0908441880

Email: thai.nc@npgroup.vn/ hanh.ncb@npgroup.vn

Website:https://npgroup.vn/

  • Chia sẻ qua viber bài: Tìm hiểu về hệ thống đánh giá công trình xanh Leed
  • Chia sẻ qua reddit bài:Tìm hiểu về hệ thống đánh giá công trình xanh Leed

bài viết liên quan

Tiêu chuẩn công trình xanh Lotus gồm những tiêu chí nào

Lotus hiện đang là chứng nhận được sử dụng rộng rãi để đánh giá “công trình xanh” tại Việt Nam. Trong bài viết này, Nguyên Phát sẽ chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn công trình xanh Lotus là gì và các nhóm tiêu chí đánh giá.

Những vấn đề liên quan đến khái niệm công trình xanh

Về bản chất của ngành xây dựng thì khái niệm công trình xanh không có gì xa lạ, bởi các yếu tố bền vững đã được áp dụng từ hàng trăm năm trước trong thiết kế và xây dựng. 

Những xu hướng công trình xanh phổ biến trên thế giới năm 2023

Phát triển công trình xanh đang là xu hướng tất yếu trong tương lai để cải thiện môi trường sống an toàn, chất lượng và bền vững hơn. Sau đây là một số xu hướng công trình xanh đang được các doanh nghiệp thiết kế xây dựng áp dụng phổ biến trên thế giới.

Tìm hiểu về hệ thống đánh giá công trình xanh Leed

Công trình xanh đạt chuẩn cần phải tuân thủ những tiêu chí và tiêu chuẩn do các hội đồng thẩm định xây dựng có uy tín đề ra. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu hệ thống đánh giá công trình xanh Leed đang tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến trên thế giới.

Tìm hiểu lợi ích của công trình xanh đối với môi trường, kinh tế và xã hội

Phát triển công trình xanh thân thiện, gần gũi với môi trường đã và đang mang lại hiệu quả và trở thành xu hướng trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Sau đây là những lợi ích của công trình xanh mang lại đối với môi trường, kinh tế và xã hội hiện nay.